PHÂN BIỆT CÁC LOẠI BỘT – PHẦN 2

Xem lại Phân biệt các loại bột – Phần 1

Ở phần trước mình đã giới thiệu những điều bạn cần biết về bột mì trong việc làm bánh. Tóm tắt lại thì là bột càng nhiều protein thì sẽ hút nước nhiều hơn, thích hợp làm các loại bánh mì còn bột ít protein thì sẽ hút nước ít, dùng cho các loại bánh ẩm và xốp.

cover1Ngoài bột mì ra thì trong thế giới thực phẩm còn có muôn vàn những loại khác nữa. Dù là loại bột gì thì cũng cần được bảo quản ở nơi khô thoáng và đậy kín. Bột càng để lâu thì sẽ hút nước nhiều hơn. Trước khi nói thêm về các loại bột thì bạn cần phân biệt hai cụm từ starchmeal. Starch là dạng bột xay mịn còn meal là dạng bột thô, bạn nên chú ý điều này để không nhầm lẫn khi đọc công thức nha. Còn bây giờ thì cùng bàn về một số loại bột thông dụng khác thôi nào!😊

cornmeal-cornstarch
Cornmeal (trái) và cornflour (phải)

Để tiện cho việc giải thích thì mình phân ra làm hai phần chính:

⭐️ Bột dùng trong bánh Âu

1/ Rye Flour (bột lúa mạch đen): như tên gọi thì bột này làm từ hạt lúa mạch đen. Rye flour không có khả năng tạo ra glutein như bột mì thông dụng được nên sẽ cho ra bánh khá là cứng. Vì thế, người ta thường hay trộn thêm bột mì vào công thức để bánh mềm và nhẹ hơn.

rye-flour

2/ Buckwheat Flour (Bột Kiều Mạch): dùng để làm các loại pasta hoặc pancake vì bột có hàm lượng glutein khá thấp

3/ Oat Flour (Bột Yến Mạch): loại bột này rất tốt cho sức khoẻ vì chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như giảm được lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Bạn có thể mua loại yến mạch thô để ăn vào bữa sáng cùng trái cây khô hoặc tươi, cực ngon luôn đấy!

oat-flour

4/ Corn Starch (Tinh Bột Bắp): bột bắp đóng vai trò quan trọng trong việc làm bánh, giúp cho bánh nhẹ và xốp hơn nên thường được sử dụng trong các loại bánh bông lan. Ngoài ra, tinh bột bắp cũng giúp làm đặc các hỗn hợp lỏng trong các món mặn.

5/ Potato Starch (Tinh Bột Khoai Tây): có chức năng gần giống tinh bột bắp. Tuy nhiên, tinh bột khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn và không chịu được nhiệt độ cao trong thời gian dài. Vì thế, để làm đặc sệt chất lỏng thì bạn nên cho bột khoai tây vào bước cuối cùng, thích hợp cho các loại sốt hoặc súp. Ngược lại, bột bắp rất ít chất dinh dưỡng nhưng lại dễ dùng hơn.

6/ Almond Flour (Bột Hạnh Nhân): loại bột này có hạt thô hơn, không mịn như bột mì, thường dùng trong các loại cookie hay macaron.

almond-flour

⭐️ Bột dùng trong bánh Á

1/ Rice Flour (Bột Gạo Tẻ): cho ra bánh có độ cứng giò, phù hợp để làm các loại bánh Á như bánh giò.

2/ Glutinous Rice Flour/ Sticky Rice Flour (Bột Gạo Nếp): cho ra bánh có độ dai và dẻo, phù hợp cho bánh trôi nước.

3/ Wheat starch (Bột Tàn Mì): hàm lượng protein rất ít, dùng để làm các loại bánh bao của người Hoa

wheat-starch

4/ Tapioca Starch (Bột Năng): tạo độ kết dính cho món ăn, dùng để làm trân châu hay bánh da lợn

5/ Bột Sắn Dây: làm từ củ sắn dây, tạo độ kết dính cho món ăn, mình hay khuấy bột cùng với nước sôi, ăn rất mát.

bot_san_day

Phù, bấy nhiêu loại bột cũng đủ rồi nhỉ. Đây chỉ là phần “cưỡi ngựa xem hoa” thôi, nếu muốn biết thêm chi tiết thì bạn cần phải sử dụng các loại bột để cảm nhận nhiều hơn. Mình hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi lựa chọn bột để làm bánh, nấu nướng nhé.😘

Nguồn hình ảnh được kiếm từ Google Image