[B2B – LBM] Tập 5: Đánh giá chất lượng bánh – Lỗi thường gặp

Xem các nội dung trước ở đây

Vậy là chúng ta đã cùng nhau điểm qua các bước cơ bản để làm nên những ổ bánh mì thơm ngon. Bây giờ đến lúc “chấm điểm” cho thành quả của mình rồi chứ nhỉ. Mình vẫn nhớ cảm giác ngồi canh bánh nướng trong lò mà cứ nôn nao, không biết bánh cho ra có ngon không, đặc biệt là khi làm thử những loại bánh mới.

Để nói về độ “ngon” của bánh thì khá là chủ quan, vì mỗi người có khẩu vị khác nhau. Tuy nhiên một chiếc bánh đạt sẽ cần đảm bảo một số yếu tố như sau:

  • Bánh nở tốt, cầm nhẹ tay hơn so với khối bột lúc ban đầu, không bị chai cứng
  • Bánh nở đều, tức là không bị “dị dạng”, chỗ lòi chỗ lõm
  • Vỏ bánh vàng nâu, có độ dày vừa phải. Bề mặt mịn, không có lấm tấm những lỗ khí nhỏ. Ngoài ra, mặt bánh căng mịn nhưng không bị nứt (trừ những chỗ đã rạch lúc đầu)
  • Ruột bánh mềm xốp (đối với các loại bánh mì mềm) hoặc có độ đặc/dai vừa phải (bánh mì đen, sourdough), không lẫn các nguyên liệu khô (bột sống).
  • Mùi vị thơm ngon, không có mùi rượu của men.
Bánh mì nguyên cám mật ong

Dưới đây là một số lỗi thường gặp và nguyên nhân để bạn có thể khắc phục ở những lần sau. Mình chia ra thành 4 phần chính: hình dáng bên ngoài, ruột bánh, vỏ bánh và hương vị.

🔶 Hình dáng bên ngoài

🔶 Vỏ bánh

🔶 Ruột bánh

🔶 Hương vị

Phần lớn hương vị sẽ tuỳ vào nguyên liệu bạn cho vào, có thể quá ít muối/đường. Bánh sử dụng nguyên liệu càng chất lượng sẽ cho ra hương vị thơm ngon hơn. Ngoài ra, nếu bánh có mùi rượu thì có thể là do thời gian ủ quá lâu.

Việc tự đánh giá được thành phẩm là cực kì quan trọng trong việc làm bánh. Hiểu được nguyên nhân của từng lỗi sẽ giúp bạn hoàn thiện bánh tốt hơn ở những lần sau. Mình hay ví việc này như kiểu bác sĩ khám bệnh ấy, tìm đúng bệnh và nguyên nhân thì sẽ có cách chữa trị hiệu quả hơn. Sau khi đã nắm được những kiến thức cơ bản này rồi thì ta sẽ bắt đầu đi sâu hơn vào từng loại bánh. Ở bài viết sau, mình cùng tìm hiểu thêm về Lean Dough (xem ở đây để biết những loại bánh mì cơ bản). Hẹn gặp lại!